Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
1. Dự án hóa chất với khối lượng tồn trữ hóa chất
lớn nhất tại một thời điểm nhỏ hơn khối lượng giới hạn quy định tại Phụ lục VII
của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP phải xây dựng Biện pháp trước khi dự án chính
thức hoạt động.
2. Cơ sở hóa chất với khối lượng tồn trữ hóa chất
lớn nhất tại một thời điểm nhỏ hơn khối lượng giới hạn quy định tại Phụ lục VII
của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP.
3. Các hóa chất chưa có khối lượng giới hạn quy định
tại Phụ lục VII của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP phải xây dựng Biện pháp.
Bố cục, nội dung Biện pháp được quy định tại Phụ lục
7 kèm theo Thông tư này.
Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương là cơ quan xác nhận Biện pháp cho các dự án và cơ sở hóa chất thuộc địa
bàn quản lý.
1. Hồ sơ đề nghị xác nhận Biện pháp gồm các tài liệu
quy định tại Khoản 6 Điều
1 Nghị định số 26/2011/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Công văn đề nghị của tổ
chức, cá nhân: Theo mẫu tại Phụ lục 8 kèm theo Thông tư này;
b) Biện pháp gồm 05 (năm) bản, trường hợp
cần nhiều hơn, tổ chức, cá nhân phải cung cấp thêm theo yêu cầu của cơ quan thẩm
định;
d) Các tài liệu khác kèm theo (nếu có).
2. Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp hồ sơ đề
nghị thẩm định Biện pháp tại Sở Công Thương hoặc gửi qua đường bưu điện.
1. Thời hạn xác nhận Biện pháp không quá 20 (hai
mươi) ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức, cá nhân nộp đủ hồ sơ hợp lệ quy định
tại Khoản 1 Điều 15 Thông tư này.
2. Trong thời gian 04 (bốn) ngày, kể từ ngày nhận
được hồ sơ, Sở Công Thương phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân các
nội dung hoặc tài liệu còn thiếu và thời hạn để hoàn chỉnh hồ sơ nếu hồ sơ
không đầy đủ hoặc không hợp lệ.
3. Thời hạn xác nhận Biện pháp quy định tại Khoản 1 Điều
này không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân phải hoàn chỉnh hồ sơ theo quy
định tại Khoản 2 Điều này.
4. Trường hợp hồ sơ đề nghị xác nhận Biện pháp chưa
đạt yêu cầu, Sở Công Thương thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân, trong
đó nêu rõ những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung và thời hạn hoàn thành.
5. Sở Công Thương tổ chức kiểm tra thực tế tại dự
án, cơ sở hóa chất; xem xét, đánh giá và xác nhận Biện pháp, số lượng thành
viên đoàn kiểm tra từ 03 (ba) đến 05 (năm) người. Mẫu biên bản kiểm tra quy
định tại Phụ lục 9, mẫu xác nhận Biện pháp quy định tại Phụ lục 10 kèm theo
Thông tư này.
1. Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh,
sử dụng, cất giữ hóa chất nguy hiểm, tổ chức, cá nhân phải bảo đảm đúng các nội
dung đề ra tại Biện pháp đã được xác nhận.
2. Biện pháp đã được xác nhận phải được lưu giữ tại
cơ sở hóa chất và là căn cứ để tổ chức, cá nhân thực hiện công tác kiểm soát an
toàn tại cơ sở hóa chất.
3. Trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư
và hoạt động làm thay đổi những nội dung đề ra trong Biện pháp đã được xác
nhận, tổ chức, cá nhân phải gửi báo cáo về Sở Công Thương xem xét, quyết định.
Nhận xét
Đăng nhận xét